Những vấn đề nào liên quan đến trở kháng?

Một trong số những yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn giải pháp ổn định điện áp dựa trên máy biến áp cách ly đó là trở kháng. Không phải tất cả các máy biến áp đều được tạo ra như nhau, và điều quan trọng là máy ổn định điện áp bạn chọn phải sử dụng máy biến áp cách ly với đặc tính trở kháng chính xác. Nếu không, các điều kiện bất lợi có thể phát sinh dẫn đến hiệu suất hoạt động của thiết bị không được như mong đợi.

Trở kháng là gì?

Trở kháng được định nghĩa là “sự cản trở dòng điện xoay chiều”. Nó tương tự như điện trở, tuy nhiên, điện trở chỉ áp dụng cho các mạch điện một chiều (DC: Direct Current).
Cả hai loại mạch (AC và DC) đều chứa điện dung, độ tự cảm và điện trở. Trong mạch điện xoay chiều (AC: Alternating Current), dòng điện trong mạch liên tục thay đổi hoặc xoay chiều. Trong mạch DC, dòng điện chỉ thay đổi khi mạch được bật hoặc tắt.
Trong mạch DC, điện dung và độ tự cảm ít ảnh hưởng đến hoạt động của mạch. Tuy nhiên, trong mạch AC, dòng điện liên tục thay đổi khiến điện dung và độ tự cảm thể hiện một yếu tố gọi là “độ phản kháng”. Giống như điện trở, độ phản kháng cũng chống lại dòng điện, và hiệu ứng của độ phản kháng phải được cộng thêm vào hiệu ứng của điện trở của mạch để xác định tổng trở của dòng điện. Sự kết hợp của độ phản kháng và điện trở được gọi là trở kháng.
Trở kháng cũng khác với điện trở ở chỗ giá trị của nó bị ảnh hưởng bởi tần số của dòng điện trong mạch. Ví dụ một mạch có thể cung cấp trở kháng thấp đối với dòng điện 60 Hz nhưng lại trở kháng cao hơn đối với dòng điện 10 kHz.
Vấn đề liên quan đến trở kháng so với tần số trở nên quan trọng khi cần chọn một thiết bị ổn định điện phải hoạt động cả như một “nguồn” trở kháng thấp cho nguồn điện AC và là một “rào cản” trở kháng cao đối với nguồn điện nhiễu không mong muốn.

Xem chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *